Chia sẻ

TỦ THUỐC GIA ĐÌNH, AN TOÀN MÙA DỊCH

Trong những ngày này, mọi người nên ở yên trong nhà, hạn chế ra ngoài đường, nhất là đến các bệnh viện, nhà thuốc để giảm nguy cơ lây nhiễm.  Mỗi gia đình nên dự phòng một số thuốc thiết yếu trong tủ thuốc gia đình để chủ động xử lý các tình huống đơn giản.

Dưới đây là một vài bệnh thông thường mà bạn có thể tự xử lý được.

1. Thuốc Cảm sốt, nhức đầu

tu-thuoc-mua-dich
                Thuốc cần thiết đầu tiên là các thuốc cảm sốt, nhức đầu

Nên dự trữ một ít paracetamol dạng viên sủi (ưu tiên hơn do tác dụng nhanh), viên nén dành cho người lớn và dạng bột, viên đạn nếu nhà có trẻ nhỏ.

Liều dùng paracetamol:

Người lớn:

Paracetamol 500mg, 1 viên/lần, cách 4 – 6 giờ/lần. Không quá 5 lần và 75 mg/kg trong vòng 24 giờ.

Trẻ em:

Liều uống trung bình từ 10 – 15 mg/kg thể trọng/lần. Tổng liều tối đa không quá 60 mg/kg thể trọng/24 giờ.

Một số sản phẩm tốt:

  • Ngoại (Efferalgan, Panadol), Nội (Biragan, Hapacol). Sủi Efferalgan đang hết, gia tăng gần gấp rưỡi, mọi người dùng sủi Biragan cũng tốt vì nguyên liệu nhập khẩu Mỹ.
  • Bù nước điện giải nếu sốt cao liên tục: Oresol.

2. Tăng đề kháng

tu-thuoc-mua-dich
                 Trong mùa dịch này, nên có một số thuốc để tăng đề kháng
  • Vitamin C liều cao (ưu tiên khi nguy cơ dịch cao hoặc khi bị ốm) 1000mg:
      • Người lớn: ngày 1 lần, mỗi lần 1 viên, hoặc loại 500mg thì ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
      • Một số sản phẩm tốt: Sủi có Kingdomin Vita C 1000mg. Viên nén có Nat C 1000mg.
  • Vitamin tổng hợp và các khoáng chất, uống hàng ngày:
      • Người lớn, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên. Một số sản phẩm tốt Châu Âu (sủi Multi A-Z DoppelHerz, Heilusan), Nội (Kingdomin Multi).
  • Tăng đề kháng betaglucan: Imuglucan.
  • Trẻ em dùng các siro tăng đề kháng, liều theo cân nặng, độ tuổi.
      • Một số sản phẩm tốt: Ngoại (Imunoglukan, Immune Doppelherz), Nội (Glucan Kid).

3. Thuốc tiêu chảy

           Một số loại thuốc tiêu chảy có thể để trong tủ thuốc
  • Oresol dùng để bù nước trong trường hợp tiêu chảy (chú ý pha đúng tỉ lệ được hướng dẫn để tránh ngộ độc).
  • Motilium M dùng trong trường hợp đầy hơi, khó tiêu.
  • Smecta ngày 2 lần mỗi lần 1 gói, uống 1-2 ngày.
  • Berberin hoặc Biseptol dùng khi tiêu chảy.
  • Enterogermina: Men vi sinh ống uống hoặc gói pha.

4. Thuốc dạ dày

  • Gói uống bao tráng: Ngoại (Phosphalugel), Nội (Phospha Gaspain), uống 1 gói.
  • Giảm tiết acid: Ngoại (Nexium), Nội (Omeprazol), ngày 1 viên buổi sáng.

5. Thuốc da liễu

tu-thuoc-mua-dich
                            Nên có một vài thuốc da liễu có sẵn trong tủ
  • Thuốc trị bỏng: Panthenol dạng kem bôi hoặc dạng xịt bọt. Dùng Panthenol ngay sau khi bị bỏng nhẹ giúp vết bỏng không bị phồng rộp.
  • Thuốc bôi ngứa, chống viêm, chống nấm, chống khuẩn tại chỗ: Gentrisone, Silkeron.
  • Thuốc chống dị ứng: Phenergan.

6. Thuốc dị ứng

  • Người lớn: Telfast 60mg, ngày 2-3 lần x 1 viên hoặc Aerius 5mg, ngày 1 viên.
  • Trẻ em: Aerius siro, uống 2,5 ml (1 – 5 tuổi), 5ml (6 đến 11 tuổi).

7. Thuốc sát trùng, sát khuẩn

tu-thuoc-mua-dich
Thuốc sát trùng, sát khuẩn rất cần trong những ngày dịch
  • Cồn ethanol 70° để sát trùng vết thương ngoài da.
  • Betadine dùng để sát trùng ngoài da đối với tổn thương trên da như xây xước nhẹ hoặc có chảy máu. Thuốc có tác dụng chống nhiễm trùng.
  • Bông, băng, gạc y tế: Dùng để lau chùi và băng bó vết thương.
  • Sát khuẩn tay, diệt virus trong mùa dịch.
  • Nước súc miệng diệt khuẩn chứa Chlorhexidine.

8. Thuốc ho

tu-thuoc-mua-dich
             Mỗi gia đình nên có ít nhất một loại thuốc ho trong tủ
  • Siro ho cho người lớn, trẻ em: Bảo Thanh, Nam Hà, Prospan.
  • Viên uống có tinh dầu bạc hà và 1 số thảo dược chống viêm như Eugica, Amelicol, có thể cắn vỡ để sát trùng họng miệng.

9. Nhiệt độ bắn trán

  • Dùng nhiệt độ bắn trán để đo thân nhiệt khi có biểu hiện sốt, dùng loại này cho nhanh và tiện.

10. Máy đo huyết áp, nhịp tim

  • Các dụng cụ đo huyết áp và nhịp tim không thể thiếu nếu trong gia đình có người già hoặc người bị các bệnh huyết áp, tim mạch.

Ngoài ra, bạn có thể hỏi Dược sĩ tư vấn khi gặp vấn đề phát sinh tại nhà ở Group: DƯỢC SĨ GIA ĐÌNH – TƯ VẤN MÙA DỊCH

Lê Phương Dung

Với tôi thành công và thất bại trong ngành dược đều đã gặp không ít, nhưng mẫu số chung ở mọi thời điểm là tôi luôn nuôi dưỡng ngọn lửa đam mê, vững tin vào con đường mình đã chọn và cố gắng đúc kết những bài học cho lớp trẻ kế cận.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button