Kiến thức

9 chỉ số đo lường quan trọng Marketer buộc phải biết

Việc đánh giá hiệu quả của chiến lược Marketing là vô cùng quan trọng. Phân tích đúng các chỉ số đo lường sẽ giúp Marketer biết được kênh marketing nào đang mang lại lượng khách hàng tiềm năng nhất. Từ đó, điều chỉnh chiến lược một cách phù hợp, tăng thêm hoặc giảm bớt ngân sách, để nhắm mục tiêu một cách hiệu quả hơn.

Dưới đây là 9 chỉ số đo lường cơ bản, quan trọng mà các Marketer cần phải biết.

1. Chỉ số lưu lượng truy cập (Website Traffic)

Đây là số liệu minh họa cho lưu lượng truy cập của một website bất kỳ, giúp Marketer biết được số lượng các lần truy cập của người dùng vào website.

Mỗi website sẽ có lượng truy cập là khác nhau, tùy thuộc vào nội dung trên website đó.

Một số công cụ bạn có thể đánh giá lưu lượng truy cập trang web gồm: Google Analytics , SemRush, Moz, Clicky…

Chỉ số về website
Mỗi Website có lượng truy cập là khác nhau

2. Nguồn lưu lượng truy cập (Website Traffic Source)

Số liệu này cho biết lưu lượng truy cập khách hàng đến từ đâu. Có thể có hàng nghìn nguồn lưu lượng truy cập khác nhau, nhưng tất cả đều thuộc các danh mục lưu lượng truy cập như SEO, social, referral, email, direct…

Từ đó, Marketer sẽ xác định nguồn nào đang hoạt động tốt cho doanh nghiệp, để có thể tận dụng tài nguyên đó và cải thiện các kênh chưa hiệu quả.

Chỉ số nguồn lưu lượng truy cập website
Số liệu này sẽ cho Marketer biết lượng truy cập đến từ nguồn nào

3. Backlink (Inbound và Outbound)

Đây là liên kết đến từ các trang nội bộ trên trang web và các trang bên ngoài, có ảnh hưởng đến xếp hạng trang web. Độ mạnh của backlink là rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn muốn xếp hạng trang web doanh nghiệp một cách tự nhiên.

Backlink ảnh hưởng đến domain authority (DA), page Authority (PA) và lưu lượng truy cập không phải trả tiền.

Sử dụng dịch vụ gửi bài viết là một trong những kỹ thuật tạo backlink phổ biến nhất.

Baklink là rất quan trọng
Backlink là rất quan trọng nếu bạn muốn xếp hạng trang web một cách tự nhiên

4. Xếp hạng Từ khóa (Keyword Ranking)

Đây là một số liệu quan trọng các marketer quan tâm nhất để biết xếp hạng không phải trả tiền của các từ khóa mục tiêu. Có thể có nhiều từ khóa được sử dụng, nhưng sẽ có một số từ khóa mang lại giá trị và lưu lượng truy cập.

Theo dõi từ khóa với các công cụ như: Google Search Console , Moz, Ahrefs, SemRush, Serpstat…

Xếp hạng từ khóa bằng các công cụ
Có khá nhiều công cụ cho Marketer để theo dõi chỉ số này

5. Tỷ lệ thoát trang web (Website Bounce Rate)

Tỷ lệ thoát trang Web là thước đo khách truy cập trang web rời đi hoặc thoát ra sau khi đến trang web. Họ chỉ truy cập 1 trang và rời đi mà không đi qua các trang web khác.

Tỷ lệ thoát cao sẽ không tốt vì khách truy cập trang web không tìm thấy sự quan tâm đến nội dung hoặc sản phẩm được liệt kê. Chỉ số này giúp đưa ra các chiến lược giữ chân khách hàng và người dùng.

Chỉ số trang web Bounce Rate
Nếu chỉ số này cao nghĩa là trang web của bạn cần các chiến lược để tăng khả năng giữ chân khách hàng

6. Chỉ số tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)

Tỷ lệ chuyển đổi là tỷ lệ % số lượng khách truy cập trang web chuyển đổi thành khách hàng (mua sản phẩm trực tuyến hoặc đăng ký).

Theo dõi tỷ lệ chuyển đổi có thể thông qua Google Analytics (GA).

7. Tỷ suất hoàn vốn (Return on Investment)

Là tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư.

Trong phạm vi chạy quảng cáo, nắm rõ chỉ số ROI sẽ giúp bạn quyết định nên đầu tư ngân sách vào đâu và với tỷ lệ bao nhiêu là hợp lý.

Chỉ số ROI
ROI là chỉ số giúp bạn quyết định nên đầu tư ngân sách vào đâu

8. Chi phí chuyển đổi khách hàng (Customer Acquisition Cost – CAC)

Chỉ số này cho biết chi phí để có được một khách hàng từ các hoạt động marketing.

Giúp bạn biết liệu có cần cắt giảm chi phí Marketing hay đơn giản là loại bỏ bất kỳ kênh tiếp thị tốn kém nào không mang lại tỷ lệ chuyển đổi như mong đợi.

9. Tỷ lệ mở email

Tỷ lệ mở email có liên quan đến các chiến dịch Email Marketing gửi đến những người dùng đang hoạt động và khách tiềm năng. 

Sử dụng các công cụ tự động hóa email để đo tỷ lệ mở email như SlimEmail, MailChimp, Drip,…

Chúc các bạn thành công trên con đường của mình!

Lê Phương Dung

Với tôi thành công và thất bại trong ngành dược đều đã gặp không ít, nhưng mẫu số chung ở mọi thời điểm là tôi luôn nuôi dưỡng ngọn lửa đam mê, vững tin vào con đường mình đã chọn và cố gắng đúc kết những bài học cho lớp trẻ kế cận.

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button