Chia sẻ

Làm gì khi chưa có kinh nghiệm làm việc trong ngành Marketing Dược?

Bạn không thể chỉ ra trường với tấm bằng Dược sĩ cùng 2 bàn tay trắng. 5 năm “mài quần” trên giảng đường không quá dài nhưng cũng đủ để bạn tích lũy được rất nhiều kỹ năng hữu ích đấy nhé! Đừng để khi ra trường nhưng lại luôn suy nghĩ “lam gì khi chưa có kinh nghiệm?”

1. Hãy học cách viết CV & Email

Hiện nay, có thể nói CV là công cụ quan trọng và trực diện nhất để một nhà tuyển dụng có thể đánh giá sơ bộ 1 ứng viên: từ trình độ kiến thức của ứng viên (qua trình độ học vấn), con người của ứng viên (các hoạt động ngoại khóa), cho đến kỹ năng mềm (việc trình bày CV có cẩn thận, logic hay không). Bởi vậy, với ứng viên, việc sở hữu một chiếc CV có thể lọt vào “cặp mắt xanh” của nhà tuyển dụng, vượt qua cuộc chiến với hàng ngàn CV khác, sẽ là một điều cực kỳ quan trọng.

Bạn nên nhanh chóng tìm và học hỏi thêm cách để tạo ra một chiếc CV vừa đẹp mắt lại vừa làm nổi bật được những ưu thế của riêng mình.

Trong quá trình xin việc, bên cạnh chiếc CV thì cách bạn viết Email cũng là một tiêu chí để nhà tuyển dụng đánh giá bạn. Bởi, không phải chiếc CV là thứ nhà tuyển dụng thấy đầu tiên mà chính là chiếc Email mà bạn gửi. Không một nhà tuyển dụng nào sẽ nhận một ứng viên chỉ gửi đi một chiếc CV mà không có bất kỳ thông tin, đề mục nào ở phần nội dung cả. Chính vì thế, trước khi gửi đi một bức thư, hãy nhớ có đủ các phần trọng yếu của Email như:

Chủ đề (Subject)

Lời chào (Dear)

Giới thiệu bản thân

Lý do nộp đơn,…

Và đừng quên kiểm tra lỗi chính tả trước khi ấn nút gửi bức thư.

2. Kỹ năng tạo dựng mối quan hệ (Networking)

“It’s not what you know but WHO you know is matter”

“Điều quan trọng không nằm ở việc bạn biết những gì mà nằm ở việc bạn biết ai”. Đây là câu trích dẫn thường được sử dụng trong những bài viết về tầm quan trọng của việc Networking.

Có thể khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn sẽ cảm thấy điều này chẳng hề quan trọng chút nào và bạn cũng chẳng cần bất kì mối quan hệ nào để hoàn thành những công việc bạn muốn. Tuy nhiên, khi bước ra “trường đời” thì sẽ là một câu chuyện khác. Khi quen biết với nhiều người, bạn sẽ có cơ hội học được những kiến thức mới mà khi ở trường hay khi tự học bạn chẳng thể giác ngộ được. Bạn cũng sẽ được tiếp xúc với những môi trường khác, mở ra cơ hội mới về nhiều mặt khác nhau, chẳng hạn như trong công việc.
Vậy nên, hãy để ý tạo dựng các mối quan hệ ngay từ những ngày còn ở trong trường, từ những người bạn, người đàn anh, đàn chị và cả thầy cô, bởi trong tương lai, có thể người đó sẽ có thể hỗ trợ bạn ở mặt nào đó.

3. Kỹ năng thuyết trình, nói trước đám đông

Đây là một kỹ năng bạn có thể đã biết đến và có thể đã được học cách để phát triển khi còn ở trên giảng đường đại học. Việc phải thuyết trình trước nhiều người là điều có thể diễn ra ở bất kỳ đâu xung quanh cuộc sống của chúng ta, từ cuộc phỏng vấn mà bạn phải thuyết phục được hội đồng tuyển dụng cho tới khi bạn phải đi tiếp xúc với khách hàng và thuyết phục họ sử dụng sản phẩm của mình. Hãy học cách sắp xếp lối suy nghĩ và chuyển thành câu từ một cách cẩn thận, bởi bằng những bài thuyết trình này, bạn sẽ thể hiện được tài năng của mình, cũng như có thể sẽ gây ấn tượng được cho nhiều người.

4. Cải thiện kỹ năng quản lý thời gian của bạn

Trong quá trình học tập và làm việc, bạn sẽ phải đối mặt với hàng tá deadline và các nhiệm vụ. Khi khối lượng công việc của bạn tăng lên, có thể bạn sẽ không thể hoàn thành tất cả mọi thứ.

Trong những trường hợp này, khả năng quản lý thời gian của bạn sẽ bị thử thách. Có kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả sẽ giúp tăng năng suất công việc của bạn, và giảm căng thẳng, cho phép bạn có nhiều thời gian hơn để dành nỗ lực vào những việc khác. Lên thời gian cụ thể cho mỗi mục trong lịch trình làm việc và không cho phép sự gián đoạn trong thời gian được chỉ định để tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất.

5. Cải thiện trí thông minh cảm xúc của bạn

Khi trí thông mình cảm xúc (EQ) lần đầu tiên được biết đến, nó đã trả lời cho câu hỏi hóc búa: Làm thế nào để những người có IQ tầm trung trở nên vượt trội so với những người có IQ cao nhất hầu hết mọi lúc?

Mọi người ban đầu thường nghĩ rằng IQ của một người là dấu hiệu trực tiếp cho thành công của họ. Tuy nhiên, hàng thập kỉ nghiên cứu đã khám phá ra rằng chỉ số EQ cao là một yếu tố đưa các ngôi sao lên hàng top đầu.

Điều này có nghĩa là EQ của bạn có tác động rất lớn đến thành công trong sự nghiệp của bạn. Khi bạn có chỉ số EQ cao, bạn sẽ hiểu rõ hơn cảm xúc của chính mình và của người khác, điều này giúp bạn gắn kết với mọi người. Nó không chỉ cải thiện khả năng giao tiếp mà còn đem lại cho bạn khả năng thích ứng xã hội, thấu hiểu cảm xúc, hành vi và động cơ của người khác để có thể phản ứng phù hợp và nắm bắt được các cuộc nói chuyện.
Một điều thú vị về những người có EQ cao là họ có vốn từ vựng rộng về cảm xúc. Trong khi tất cả mọi người đều trải nghiệm cảm xúc, rất ít người có thể xác định chúng một cách chính xác, điều này trở thành một vấn đề vì cảm xúc không xác định dễ bị hiểu sai, dẫn đến các quyết định phi lý và hành động không hiệu quả.

Vì vậy, trong khi những người khác có thể nói rằng họ cảm thấy tồi tệ, một người có EQ cao sẽ có thể xác định được xem họ thất vọng, tổn thương, choáng ngợp, v.v. Bạn càng xác định rõ cảm xúc của mình, bạn càng hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách để có thể giải quyết chúng.

Chắc hẳn qua bài viết này bạn đã biết cách làm sao để không còn gặp vấn đề “làm gì khi chưa có kinh nghiệm?” rồi.

Lê Phương Dung

Với tôi thành công và thất bại trong ngành dược đều đã gặp không ít, nhưng mẫu số chung ở mọi thời điểm là tôi luôn nuôi dưỡng ngọn lửa đam mê, vững tin vào con đường mình đã chọn và cố gắng đúc kết những bài học cho lớp trẻ kế cận.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button