Chia sẻ

Liều vaccin nào cho doanh nghiệp Dược “sống” qua mùa dịch

Dù không phải là ngành chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cơn đại dịch nhưng các hoạt động Marketing y dược của các doanh nghiệp Dược vẫn sẽ đứng trước những thách thức phải thay đổi nếu không muốn bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua căng thẳng này. Và đợt bùng dịch này với thời gian giãn cách dài chính là lúc các Marketer Dược phải điều chỉnh kế hoạch năm và tự tìm liều vaccine cho doanh nghiệp mình.

Marketing ngành dược bao gồm nhiều hoạt động, và trong mùa dịch COVID-1 sẽ chia thành hai nhóm chính.

Nhóm ít bị ảnh hưởng:

    • Unique brand
    • Employer marketing
    • Physician Referral
    • Internal marketing

Nhóm bị ảnh hưởng nhiều

    • Marketing Plan
    • Online marketing
    • Traditional Media
    • PR

Theo đó, các nhóm ít bị ảnh hưởng sẽ không cần điều chỉnh kế hoạch Marketing hoặc chỉ cân nhắc cắt giảm một số hoạt động, chứ không thể xóa bỏ hoàn toàn. Bởi dù trong hoàn cảnh nào thì các gợi ý/giới thiệu từ bác sĩ và trải nghiệm của bệnh nhân vẫn là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì độ nhận biết cũng như sự tin tưởng của bệnh nhân đối với một thương hiệu trong ngành đặc thù như y dược.

Với các nhóm kênh chịu tác động nhiều bởi mùa dịch, thì cần điều chỉnh kế hoạch Marketing theo từng bước, phù hợp với thực tế từng doanh nghiệp Dược.

Bước 1: Chọn lọc thông điệp truyền thông, lấy khách làm trọng tâm

  • Rõ ràng, kịp thời cập nhật đến khách hàng, đối tác về định hướng của doanh nghiệp Dược trong tình hình hiện tại, các thay đổi để “phản ứng nhanh”, hoặc các chính sách hỗ trợ nếu có.
  • Củng cố niềm tin thương hiệu bằng việc nhấn mạnh lại sứ mệnh của thương hiệu, xây dựng hình ảnh tích cực, đáng tin cậy, và sẵn sàng vì khách hàng trong tình hình dịch bệnh phức tạp.
Vaccin-cho-doanh-nghiep-Duoc
Thông điệp truyền thông cần chọn lọc kỹ lưỡng

Bước 2: Chuyển trọng tâm để dẫn đầu thay đổi, Vẽ lại hành trình người tiêu dùng để đẩy mạnh kênh Digital

  • Kênh truyền thông

Khi mà cả nước đang trong thời gian cách ly toàn xã hội dài ngày của chỉ thị 16, 16+ thì một số hoạt động Marketing truyền thống như billboard, POSM tại các nhà thuốc, bệnh viện… đã không còn hiệu quả. Thay vào đó, các Marketer cần thực hiện một cuộc “cách mạng số”, nhanh chóng chuyển mình sang kênh Digital để dễ dàng theo dõi hành trình và phản hồi của khách hàng, tiết kiệm, chủ động tối ưu ngân sách dựa trên hiệu quả hoạt động…
Bên cạnh duy trì những nội dung theo tuyến content sẵn có thì bạn nên có các bài viết phân tích về tình hình dịch bệnh, các phác đồ điều trị, tiến bộ y học mới, cung cấp các kiến thức hữu ích phòng dịch, cũng như định hướng của thương hiệu trong thời điểm hiện nay.
  • Social media

Mọi người đang có nhiều thời gian rảnh rỗi để online nên chắc chắn thương hiệu của bạn sẽ không thể “đứng yên”. Bạn nên tích cực tổ chức các cuộc thi minigame, livestream để tăng sự hiện diện, tăng cơ hội tiếp cận và mức độ yêu thích cho thương hiệu.
Vaccin-cho-doanh-nghiep-Duoc
Social Media Marketing là cần thiết
  • SEO (organic marketing)

Là một công cụ marketing dài hạn, bạn vẫn nên duy trì các hoạt động SEO và xem mùa dịch như một cơ hội để đầu tư hơn nữa cho SEO.
Nếu sản phẩm/dịch vụ vẫn được quan tâm nhiều hoặc vẫn hoạt động trong mùa dịch thì bạn nên tiếp tục các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm của mình.
Vaccin-cho-doanh-nghiep-Duoc2
SEO và SEM trong Marketing
  • Paid display

Nếu bạn đang trong quá trình xây dựng hình ảnh thương hiệu hoặc đang chạy một chiến dịch branding/CSR (trách nhiệm xã hội) thì các kênh quảng cáo trên GDN, Youtube, hoặc Ad network vẫn sẽ cần thiết. Nhưng nếu để tăng doanh số thì bạn cần điều chỉnh thông điệp, các ưu đãi hấp dẫn để tăng động lực cho khách hàng và lưu ý khó khăn trong khâu vận chuyển

Bước 3: Duy trì và đẩy mạnh các kênh tương tác trực tiếp, gắn kết với khách hàng

Các thông tin về sức khỏe – y tế chắc chắn là những chủ đề đang được quan tâm nhất trong thời điểm hiện tại khi mà y tế quá tải, mỗi người phải tự trang bị kiến thức CSSK cho bản thân, gia đình. Và đây cũng chính là cơ hội để bạn tương tác với khách hàng nhiều hơn bằng các chiến lược Content Marketing hữu ích.

Tổ chức các buổi livestream, webinar thay thế cho các sự kiện offline hoặc chỉ đơn giản là để cập nhật cho mọi người những thông tin sức khỏe hữu ích.

Email marketing, telemarketing, kết hợp với việc tăng cường gắn kết, tư vấn cho khách hàng từ xa.

Xây dựng các Group cung cấp thông tin về sức khỏe thông qua Facebook, Zalo để cung cấp thông tin hữu ích và tương tác với KH nhiều hơn việc truyền tải thông điệp một chiều.

Vaccin-cho-doanh-nghiep-Duoc
Livestream là hình thức khá phổ biến trong thời gian gần đây

Bước 4: Đừng chùn bước. Đây là thời điểm vàng để đón đầu các xu hướng, cơ hội mới

Dù COVID-19 có là một cơn bão bất ngờ ập đến mà chẳng ai muốn đối mặt với vô vàn thách thức thì cũng vẫn có những xu hướng và cơ hội mới được hình thành. Hãy tiên phong thay đổi để là người tiên phong nắm bắt cơ hội này.
  • Bùng nổ xu hướng O2O và E-commerce

Xu hướng lớn nhất của bất kể mọi ngành nghề sau cơn bão COVID-19 chính là sự phát triển của các kênh mới như thương mại điện tử và O2O (online to offline). Nếu trước đây, các ngành đặc thù như y tế, chăm sóc sức khỏe, dược phẩm thường qua các kênh truyền thống như bệnh viện, hiệu thuốc thì xu hướng mua thuốc online – giao ngay sẽ ngày một phát triển hơn. Nhiều nhà thuốc, doanh thu online chiếm 80%-90% trong mùa dịch
Vaccin-cho-doanh-nghiep-Duoc
O2O là hình thức bán hàng kết hợp cả hình thức Online và Offline
  • Các Group trao đổi thông tin sức khỏe

Giữa tình hình dịch bệnh, người dùng Internet đang cảm nhận được hơn bao giờ hết tầm quan trọng của những nguồn thông tin y tế chính thống. Những website, group cập nhật thông tin sức khỏe thường xuyên, là một kênh hữu ích để cùng nhau trao đổi các kiến thức về y tế với sự kiểm chứng từ các bác sĩ hoặc chuyên gia… Hãy đưa việc xây dựng các group, app CSKH vào kế hoạch Digital marketing để mang đến những lợi ích thực sự cho khách hàng.
  • Dịch vụ y tế từ xa, E-health (y tế điện tử)

Với sự phát triển của internet và công nghệ, việc được tư vấn sức khỏe mà không cần phải đến bệnh viện hay phòng khám không còn là một điều khó khăn. Đặc biệt tình hình dịch bệnh này đã cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc hạn chế giao tiếp nên các dịch vụ tư vấn từ xa chắc chắn sẽ ngày một lên ngôi.

Tôi Lê Phương Dung, chúc các bạn thành công trên con đường đã chọn.

Lê Phương Dung

Với tôi thành công và thất bại trong ngành dược đều đã gặp không ít, nhưng mẫu số chung ở mọi thời điểm là tôi luôn nuôi dưỡng ngọn lửa đam mê, vững tin vào con đường mình đã chọn và cố gắng đúc kết những bài học cho lớp trẻ kế cận.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button