Kiến thức

8 cấu trúc viết Content đỉnh cao mà Marketer nhất định phải biết

Nếu coi Chiến dịch Marketing như một con người thì Chiến lược là Bộ Não, Insight là đôi mắt, Thương hiệu là trái tim, Chân tay là các kênh quảng cáo, còn Content sẽ là dòng máu nuôi dưỡng cả cơ thế, kết nối các bộ phận trở thành một tổng thể hoàn chỉnh, có sức sống mãnh liệt, thích nghi mạnh mẽ và vượt qua mọi điều kiện khắc nghiệt nhất để trường tồn.

Làm thế nào để có những bài Content hay, hiệu quả và đem lại giá trị cho người đọc. Tham khảo 8 cấu trúc viết Content đỉnh cao dưới đây.

1. AIDA (Attention – Interest – Desire – Action)

Trong giao tiếp, cũng như viết content, việc khơi gợi sự tò mò và hướng mọi người hành động theo mong muốn của mình là một yếu tố vô cùng quan trọng.

Theo đó, công thức AIDA sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo giúp bạn nhanh chóng đạt được mục đích ấy. AIDA có thể xem là một trong những công thức copywriting lâu đời, chuẩn nhất cho hầu hết các hình thức marketing.

Đặc biệt, nó được sử dụng từ xa xưa để gửi thư trực tiếp, truyền hình, đài phát thanh, các trang bán hàng, các trang landing page, và nhiều hơn nữa.

8-cau-truc-viet
Công thức viết AIDA

Kỹ năng viết content này tuân theo trình tự tạo ra cho người đọc :

Sự chú ý – Attention

Duy trì sự quan tâm – Interest

Kích thích mong muốn của người đọc – Desire

Biến mong muốn thành hành động mua hàng – Action

2. 4A (Aware – Attitude – Act – Act again)

Mô hình 4A được xây dựng dựa trên mô hình tiên phong AIDA, với công thức viết bài như sau:

Aware – Nhận biết

Attitude – Thái độ

Act – Hành động

Act again – Lặp lại hành động

viet-content-dinh-cao
Mô hình 4A

Người đọc ngày nay không còn muốn phải đọc một content nhai đi nhai lại theo nhiều góc nhìn khác nhau và khó quyết định mua hàng. Vì vậy, hành động và lặp lại hành động là 2 điểm mấu chốt của mô hình 4A.

“Cha đẻ” của marketing hiện đại – Philip Kotler – dựa trên mô hình 4A đã phát triển nên mô hình 5A như mô hình Marketing dành riêng cho thời đại số.

Theo đó, mô hình này bao gồm 5 giai đoạn:

Awareness – Nhận biết

Appeal – Khả năng thu hút

Ask – Tìm hiểu

Action – Hành động

Advocate – Ủng hộ thương hiệu

8-cau-truc-viet-content-dinh-cao (2)
Mô hình 5A

Điểm khác biệt giữa mô hình 5A với AIDA hay 4A chính là: Mô hình này không yêu cầu các bước phải diễn ra theo đúng quy trình.

Bạn có thể lược bỏ vài bước hoặc nếu cần, có thể đi ngược lại với thứ tự AIDA, là ADIA chẳng hạn, để có tính linh hoạt cao cho cấu trúc bài viết của bạn mà vẫn đảm bảo chất lượng.

3. 4C (Clear – Concise – Compelling – Credible)

4C được xem là công thức chung cho tất cả các tiêu chí cần và đủ để tạo nên một bài content hay, thu hút người đọc. Nói cách khác, trong trường hợp bí ý tưởng, 4C sẽ là một giải pháp tối ưu giúp bạn xây dựng một bài viết hiệu quả.

8-cau-truc-viet-content-dinh-cao (2)
Phương pháp viết Content 4C

Phương pháp viết content này bao gồm 4 yếu tố:

Clear – Rõ ràng

Ralph Waldo Emerson định nghĩa sự rõ ràng như sau: Viết rõ nghĩa là viết không chỉ để người đọc hiểu bạn mà còn làm sao để thông điệp của bạn đã truyền tải không bị hiểu lầm”.

Lời khuyên: Hãy tổng hợp các tài liệu dài thành các phần nhỏ. Sắp xếp hợp lý, mỗi phần có tiêu đề riêng của nó.

Concise – súc tích

Súc tích không hoàn toàn có nghĩa là ngắn gọn mà nói một cách chính xác thì “súc tích” nghĩa là kể câu chuyện hoàn chỉnh bằng ít từ nhất có thể, không lan man, không dư thừa, không lặp lại khi không cần thiết.

Compelling – Thuyết phục

Hơn hết, nó cần phải thú vị, hấp dẫn, có tính thuyết phục và nhiều tin tức đến mức người đọc không thể ngó lơ, hoặc ít nhất, khiến họ phải tự cảm thấy nên đọc lướt qua để lượm lặt những ý quan trọng.

Credible – Đáng tin

Khách hàng tiềm năng của bạn không tin vào những gì bạn nói vì họ cho rằng bạn chỉ đang cố tìm mọi cách bán được hàng. Dù vậy, khách hàng lại có xu hướng tin tưởng lời khuyên từ các chuyên gia được công nhận trong một lĩnh vực hoặc ngành công nghiệp nhất định.

Do đó, bạn có thể vượt qua sự hoài nghi bằng cách tự xây dựng hình ảnh bản thân hoặc tổ chức của bạn như một nhà lãnh đạo đi đầu trong thị trường của mình thông qua những bài viết của bạn đầy tính xác thực.

Khách hàng có thể không tin tưởng vào quảng cáo, nhưng phần nào tin tưởng hơn vào các tin tức như trang web hay các bài báo trên tạp chí.

Thêm một cách khác để tạo dựng uy tín là chủ động quảng bá rộng rãi testimonials của khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn cung cấp.

Trước hết là tận dụng mọi cơ hội để khách hàng cung cấp cho bạn testimonials dưới dạng video tại các sự kiện, hội thảo.

Sau đó, đăng tải chúng trên trang web và các trang landing page của mình nhằm thu hút sự chú ý cũng như tăng tính xác thực cho người đọc.

4. 4P (Picture – Promise – Prove – Push)

Picture – Hình ảnh

Một hoặc vài bức ảnh kích thích tâm trí người đọc, tôn lên giá trị sản phẩm và gợi lên mong muốn từ người xem.

Promise – Lời hứa

Đưa ra những lời cam kết về hiệu quả hoặc công dụng có giá trị của sản phẩm của mình.

Prove – Cung cấp

Cung cấp những lời chứng thực cho lời cam kết của bạn, nhằm thuyết phục người đọc vì sao sản phẩm và lời hứa, lời cam kết của bạn đáng tin cậy.

Đây có thể bao gồm các case study hoặc lời khuyên từ các chuyên gia…

Push – Thúc đẩy

Thúc đẩy người đọc đưa ra hành động bằng các khuyến mãi, sự khan hiếm….

Đây là một trong những cấu trúc viết content đỉnh cao điển hình cho các copywriter viết content những mẫu quảng cáo bán hàng trên facebook hiện nay.

5. APP (Agree – Promise – Preview)

Một trong những cấu trúc viết content đỉnh cao bạn nên thực hiện để tạo nên một bài viết hay chính là APP. Cách viết content thu hút này được sử dụng bởi Brian Dean trong Case Study về Copywriting của anh ấy. 

8-cau-truc-viet-content-dinh-cao (2)
Cách viết Content theo cấu trúc APP

Cách viết content marketing này rất đơn giản:

Agree (đồng ý): Nhận ra vấn đề của người đọc, thừa nhận và đồng ý với vấn đề đó.

Promise (hứa): Hứa rằng sẽ giải quyết vấn đề của họ.

Preview (xem trước): Cho họ biết nội dung bạn sẽ nhắc đến trong bài viết của bạn.

6. PAS (Problem – Agitate – Solve)

Rất nhiều Marketer gọi đây là công thức thống trị truyền thông xã hội, bởi vì tính ứng dụng rộng rãi của công thức này. Bạn có thể sử dụng nó trong các bài blog, bài PR, email lẫn tờ rơi, tin vặt…

8-cau-truc-viet-
Công thức viết Content PAS

Kỹ năng viết content marketing này khá tinh gọn, dễ hiểu và được trình bày theo thứ tự các bước như sau:

Problem: Xác định vấn đề

Agitate: Khoét sâu vấn đề

Solve: Giải quyết vấn đề

Đánh vào vấn đề khách hàng của mình một cách trung thực nhưng khéo léo, tinh tế, PAS sẽ thực sự mang lại hiệu quả cho content của bạn. Tuy nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi nếu bạn có ý định mập mờ với khách hàng của bạn.

7. FAB (Features – Advantages – Benefits)

Có một sự thật là ngày nay, người đọc không chỉ quan tâm đến vấn đề được nêu ra trong một bài content mà họ còn thích được nghe câu chuyện đằng sau những vấn đề ấy. Bởi lẽ đó, nhiệm vụ của copywriter là sáng tạo ra những câu chuyện lôi cuốn, hiệu quả nhằm kích thích sự tò mò nơi độc giả.

content
Cấu trúc viết FAB

Theo Copyhacker, FAB (Features – Advantages – Benefits) là một loại công thức sẽ giúp bạn sắp xếp thông điệp mà bạn đang cố gắng truyền tải thành câu chuyện cuốn hút, đầy tính thuyết phục.

Cách viết cấu trúc content này bao gồm các yếu tố chính yếu sau:

Features – Tính năng

Bao gồm tính năng sản phẩm hoặc dịch vụ như các thông số, các thành phần, những gì mà sản phẩm/dịch vụ có thể làm.

Ví dụ: Máy xay sinh tố có 3 chế độ xay: xay vừa, xay mịn và xay nhuyễn.

Advantages – Ưu điểm

Sản phẩm, dịch vụ của bạn có điểm gì giúp ích nhiều hơn cho khác hàng.

Ví dụ: Máy xay có 3 bộ lưỡi dao phù hợp xay nhiều nguyên liệu đa dạng khác nhau nhanh nhất mà vẫn bền máy.

Benefits – Lợi ích

Những lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể đem lại cho khách hàng.

Ví dụ: Máy xay có lưỡi dao phù hợp xay thịt miếng lớn, giúp tiết kiệm thời gian cho người bận rộn.

Công thức viết content đỉnh cao này giúp người đọc nhìn rõ được công dụng của sản phẩm lẫn lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ có thể đem lại cho cuộc sống của họ, lí do mà họ không nên chọn sản phẩm của, dịch vụ khác.

Để làm được điều đó, bạn cần thật sự am hiểu về sản phẩm của bạn. Bạn cần chắt lọc từ ngữ để thúc đẩy người đọc ra hành động.

8. BAB (Before – After – Bridge) + tạo dựng mô hình bắc cầu

Before: Trước – Thực trạng chung của vấn đề đang tồn tại.

After: Sau – Thực trạng sau khi vấn đề được giải quyết.

Bridge: Cầu nối – Thực trạng đó được giải quyết bằng cách nào.

Đây là kỹ thuật viết Content hay được dân Marketer sử dụng nhiều nhất. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho hầu hết các ngành hàng. Mở đầu là mô tả một vấn đề ảnh hưởng ra sao tới thế giới bạn đang sống. Tiếp đến là mô tả cuộc sống sẽ ra sao nếu vấn đó được giải quyết. Và cuối cùng là làm thế nào để giải quyết vấn đề đó.

Hy vọng, với bài viết trên, bạn đã có thể lựa chọn được những cấu trúc viết content đỉnh cao. Tuy nhiên học theo công thức là cách học từ ngọn, nếu chạy theo công thức bạn sẽ mãi theo sau, hoặc đơn giản chỉ là thùng rỗng kêu to.

Lê Phương Dung

Với tôi thành công và thất bại trong ngành dược đều đã gặp không ít, nhưng mẫu số chung ở mọi thời điểm là tôi luôn nuôi dưỡng ngọn lửa đam mê, vững tin vào con đường mình đã chọn và cố gắng đúc kết những bài học cho lớp trẻ kế cận.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button