12 thuật ngữ Marketing các Newbie cần biết
Bạn mới “chân ướt chân ráo” đi khám phá vùng đất mới mang tên “Marketing”? Bạn cảm thấy mình bị choáng ngợp giữa “đại dương kiến thức”. Và thẳng thắn mà nói, đôi khi bạn có cảm giác như mình đang học một ngôn ngữ mới khi nghe các thuật ngữ trong Marketing. Vậy thì, hãy cùng khám phá ngay sổ tay “12 Thuật ngữ Marketing các Newbie cần biết” dưới đây. Nào, cùng tìm hiểu thôiii!
Với những Newbie mới bắt đầu học Marketing hẳn là có rất nhiều thuật ngữ làm bạn đau đầu không biết nó nghĩa là gì? Dưới đây là các thuật ngữ cơ bản nhất mà Marketer nên biết.
1.Key Message
Key message là thông tin cốt lõi mà doanh nghiệp/brand muốn truyền tải tới khách hàng mục tiêu và phải thống nhất với customer insight và big idea trước đó. Còn Big idea của chiến dịch là ý tưởng chung nhất, thông điệp bao quát làm nền tảng cho tất cả các yếu tố của chiến dịch để tạo được tiếng vang với khách hàng mục tiêu.
Ví dụ cho bạn dễ hiểu, chiến dịch “Bảo Xuân – Xuân không màu 2” – thành công vượt mặt các nhãn hàng lớn
Customer insight:
Tết là thời gian để gia đình đoàn viên, sum họp. Và đối với những người phụ nữ đã lập gia đình thì mong ước được ăn Tết nhà ngoại là điều mà họ luôn khát khao nhưng lại ít khi chia sẻ vì để giữ hòa khí, đẹp lòng với gia đình nhà nội.
Key message:
Để xuân nào cũng là xuân trọn vẹn.
2. Customer Insight
Customer Insight là những suy nghĩ và mong muốn của khách hàng, nhưng ẩn giấu sâu ở bên trong tâm trí hoặc tiềm thức của họ. Nếu thấu hiểu được những mong muốn thầm kín này, nhãn hàng sẽ có thể đưa ra những giải pháp “gãi đúng chỗ ngứa”, làm khách hàng thỏa mãn và tin dùng sản phẩm.
Diễn đạt theo cách khác, Customer Insight chính là “sự thật ngầm hiểu” của khách hàng. Nếu sự thật hiển nhiên là những lý do “nổi phía trên lớp băng” của một vấn đề, thì sự thật ngầm hiểu lại là “dòng chảy ngầm dưới lớp băng” đó, là lý do nằm đằng sau việc sự thật được diễn ra, thứ mà bạn không dễ gì tìm thấy.
Hãy luôn đặt câu hỏi hỏi “Tại sao?” khi quan sát một sự thật hiển nhiên và tìm kiếm một sự thật ngầm hiểu, đào càng sâu, chạm càng gần tới “đáy lớp băng” tâm trí khách hàng, điều mà các đối thủ của bạn chưa tìm ra, lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về bạn.
Ví dụ
Case chiến lược Marketing của Thực phẩm chức năng Chăm sóc tóc Hyra.
Hyra tận dụng triệt để tâm lý người dùng quan tâm tới sản phẩm Đông Y, các sản phẩm có nguồn gốc dược liệu thiên nhiên mà chưa có nhãn hàng “chống rụng, làm mọc tóc” nào khai thác đáng kể.
Họ không cần thương hiệu rầm rộ xuất hiện trên TV. Họ không cần mẫu xinh trai đẹp nở nụ cười mê hoặc trong TVC bảo “mua sản phẩm đi các bạn”, Họ không cần quà tặng xe Mercedes. Và họ cũng chẳng hiểu “tế bào mầm tóc” là cái gì.
Điều họ cần là sản phẩm dễ hiểu, dễ dùng, gần gũi, có hiệu quả và an toàn sức khỏe. Và thế là Hyra triển khai loạt bài quảng cáo rất dân dã chỉ cần tới một trang đích trên qua nền tảng ladipage kéo thả chỉ 15 phút xong được một website. Coi đơn giản vậy thôi mà doanh thu hơn trăm tỷ thì ai chả thích?
Chiến dịch “Real Beauty Sketches” của Dove.
Video đã nhanh chóng đạt được 114 triệu lượt view và 3,74 triệu lượt share chỉ sau 1 tháng ra mắt nhờ khai thác Customer Insight đúng cách.
Dove đã tiến hành nghiên cứu trên 3200 phụ nữ tại 10 quốc gia khác nhau, và thu về các con số bất ngờ: Chỉ có 2% phụ nữ miêu tả mình đẹp, hầu hết phụ nữ miêu tả mình “tự nhiên” (31%) hoặc “trung bình” (26%). Đồng thời trong số đó, 59% phụ nữ cho rằng đàn ông coi trọng ngoại hình của phái nữ và 60% phụ nữ cảm thấy họ cần cải thiện ngoại hình theo mong muốn của xã hội.
Từ kết quả đó, Dove đã nhận ra một sự thật ngầm hiểu rằng: “Phụ nữ là người phê bình nghiêm khắc nhất của chính mình, điều này dẫn đến việc họ không nhìn thấy được vẻ đẹp thực sự của bản thân”. Vì vậy, Dove đưa ra chiến dịch “Real Beauty Sketches” chạm được tới nỗi lòng sâu thẳm của hàng trăm triệu phụ nữ trên khắp thế giới, với thông điệp truyền tải hết sức nhân văn: “Bạn xinh đẹp hơn nhiều so với bạn nghĩ”.
3. Persona
Không.
Persona (hoặc buyer persona) hiểu đơn giản là chân dung khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp, là hình mẫu đại diện cho phân khúc khách hàng mục tiêu, được thể hiện một cách chính xác và thực tế dựa trên hàng loạt các nghiên cứu.
Có thể coi Persona là bước tạo nền móng để xây dựng và triển khai những chiến lược Marketing, giúp doanh nghiệp định hướng chính xác các hoạt động truyền thông, xây dựng và phát triển sản phẩm.
4. Tagline và Slogan
Không, không. Chúng khác nhau đó.
Tagline thường là một câu ngắn gọn xuất hiện ở cuối các quảng cáo, clip giới thiệu doanh nghiệp hay các chiến dịch để tạo ấn tượng khiến khách hàng mục tiêu luôn nhớ tới nhãn hàng.
Còn Slogan là một câu văn ngắn gọn, ấn tượng, câu khẩu hiệu của một chiến dịch cụ thể, tóm được nội dung của key message mà thương hiệu muốn thể hiện trong chiến dịch.
Khác với Tagline, Slogan thường dành cho một sản phẩm hoặc một chiến dịch, tồn tại trong thời gian ngắn hơn Tagline và thường được thay đổi nhiều lần.
Ví dụ:
Thương hiệu Nike
Tagline “Just do it” tồn tại hơn 30 năm.
Nhưng Nike đã tạo ra nhiều slogan như “Dream Crazy”, “Find Your Greatness” và “I Believe”…
Case study trong ngành Dược:
Chiến dịch marketing Dược phẩm Cialis của hãng Eli Lilly – cú bứt phá ngoạn mục giúp Cialis vượt qua Viagra với hơn 1,9 tỷ đô la doanh thu hàng năm vào năm 2012.
Bối cảnh:
Năm 2003, Eli Lilly đã cho ra mắt một loại thuốc điều trị chứng Rối loạn cương dương Cialis. Tuy nhiên, “miếng bánh thị phần” khi đó đã bị thống trị bởi 2 loại thuốc Viagra của Pfizer và Levitra của Bayer.
Insight:
Rối loạn cương dương khiến phái nam cảm thấy ngại ngùng khi trực tiếp mua thuốc. Hai nhãn hãng đi trước chưa khai thác yếu tố tâm lý này, thay vào đó, họ tập trung chủ yếu vào tác dụng “thần kỳ” mà sản phẩm đem lại.
Big Idea:
Định vị được chiến lược Marketing với cách tiếp cận “khác biệt” chưa được thực hiện. Quảng cáo sẽ không chỉ chạm đến được suy nghĩ của người đàn ông mà còn với người phụ nữ, khiến người tiêu dùng có thể nhận thấy rằng Rối loạn cương dương không còn là vấn đề đáng xấu hổ “thầm kín”.
Key Message:
“Viagra dành cho tình dục. Trong khi đó, Cialis thuộc về sự tinh tế và lãng mạn”.
Slogan:
“She reminds you everyday” hay “She’s still the one for you” giúp thu hút cả 2 giới.
Tagline:
Transforming challenges in advances.
5. Social Media
Đừng nhầm lẫn giữa Social Media và mạng xã hội (Social Network). Trên thực tế mạng xã hội chỉ là một phần nhỏ của Social Media.
Social Media là những phương tiện truyền thông xã hội được sử dụng để giao tiếp, chia sẻ thông tin trên nền tảng internet, cho phép người dùng có thể tương tác trực tiếp với nhau. Trong thời đại 4.0 như hiện nay, Social Media là trợ thủ đắc lực cho Marketing tương tác bởi mọi chiến dịch Marketing tương tác đều có thể triển khai qua kênh Social Media.
Có 4 nhóm Social Media, bao gồm:
Social Community:
Các trang mạng xã hội như facebook, instagram, Twitter, Google+, Linkedin…hay mới nhất là Lotus – mạng xã hội được xây dựng bởi người Việt.
Social Publishing:
Các trang mạng dùng để chia sẻ hình ảnh, video, kiến thức, tài liệu như Youtube, Reddit, SlideShare, Spotify…
Social Commerce:
Là một phần của thương mại điện tử như Booking, Yelp…
Social Entertainment:
Twitch, Pokemon Go,…
6. SEO và SEM
SEO (Search Engine Optimization):
Là quá trình tối ưu hóa giúp cho website có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm (đặc biệt là trên google) với những từ khóa nhất định.
SEM (Search Engine Marketing):
Tiếp thị qua các công cụ tìm kiếm. Đây là một quá trình nhằm giúp website gia tăng lượng truy cập nhờ vào các hoạt động trên công cụ tìm kiếm.
SEM bao gồm cả SEO (Search Engine Optimization – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) và PSA (Paid Search Advertising – quảng cáo tìm kiếm trả tiền).
7. KPI
Không phải đâu bạn.
KPI – “Key Performance Indicator” là chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của một người, một bộ phận trong một công ty hoặc sự vận hành của cả công ty.
Tùy theo doanh nghiệp, tổ chức mà KPI sẽ khác nhau và ngay cả mỗi bộ phận cũng sẽ có một KPI khác nhau (Sales, Marketing, Product) và ngay cả mỗi người trong một bộ phận cũng có KPI khác nhau (SEO KPIs, Email KPIs, Social KPIs).
8. Landing page
Landing page là một trang độc lập trên website được sử dụng (lựa chọn) để phục vụ cho hoạt động tiếp thị. Đây là trang đầu tiên được truy cập vào sau khi người dùng nhấp vào liên kết trong quảng cáo, Email Marketing hoặc kết quả tìm kiếm tự nhiên trên Google,…
Landing page khác với Website.
Một Landing page chỉ chứa duy nhất một URL, trong khi đó, một website bao gồm nhiều URL khác nhau.
Một Landing page chỉ cung cấp thông tin cụ thể về một chủ đề có liên quan đến sản phẩm, thông tin liên hệ, giới thiệu, thông tin liên quan trong ngành. Một website là tập hợp của tất cả các chủ đề liên quan đến doanh nghiệp và các thông tin liên quan trong ngành.
9. Buzz Marketing
Buzz Marketing là chiến lược Marketing được doanh nghiệp sử dụng để thu hút sự chú ý của khách hàng. Bằng cách tạo ra sự bất ngờ, gây sốc hoặc kích thích cuộc trò chuyện, bàn luận về thương hiệu, sản phẩm.
Buzz Marketing có thể hoạt động kết hợp tất cả các loại hình tiếp thị khác. Bao gồm Content Marketing (tiếp thị nội dung); Guerrilla Marketing (Tiếp thị du kích) và Social Media Marketing (tiếp thị truyền thông xã hội).
Một Buzz Marketing nổi bật:
TVC Điện Máy Xanh cùng với những hình ảnh và biểu cảm hài hước của các nhân vật người nộm màu xanh. Điều này đã trở thành nguồn cảm hứng mới của cư dân mạng. Những bức ảnh chế (meme), clip chế được chia sẻ mạnh mẽ là một trong những thành tố quan trọng góp phần cho việc lan truyền quảng cáo của thương hiệu.
10. PR
Tất nhiên là không rồi.
PR – Public Relations: Quan hệ công chúng.
PR:
Là việc quản lý truyền thông nhằm nhằm xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp và sự hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức, cá nhân với công chúng của họ. PR giúp tạo nên lợi ích cho cả hai bên. PR bao gồm nhiều hoạt động như: Quan hệ nội bộ; xây dựng và phát triển thương hiệu; quản trị báo chí truyền thông; trách nhiệm xã hội; xử lý khủng hoảng truyền thông…
Quảng cáo:
Là hình tuyên truyền, quảng bá với mục đích chính là giới thiệu thông tin của sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu… đến khách hàng, và kêu gọi hành động từ phía khách hàng bằng thông điệp.